Yên Tử là cõi linh thiêng dù đường đi có khó khăn mệt mỏi thì hàng năm du khách vẫn rồng rắn nhau tìm về với đất Phật. Hãy cùng tạp chí tử vi tìm hiểu bài văn khấn chùa Đồng Yên Tử nhé!
Xem thêm: Văn khấn ngày rằm và mồng 1 hàng tháng
Yên Tử là một ngọn núi đẹp nổi tiếng ở nước ta với những con suối trong vắt, lững lờ như vải lụa uốn quanh những rừng trúc, rừng tùng xanh bạt ngàn, thấp thoáng ẩn hiện là những ngọn tháp và đền chùa cổ kính.
Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), chùa được tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m) hùng vĩ với cảnh sắc mây trời mê đắm.
Chùa Đồng do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17). Ngôi chùa đặc biệt ở chỗ là đã được đúc bằng đồng khác hẳn với chất liệu gỗ lim như những ngôi chùa khác của Việt Nam lúc bấy giờ. Ở giai đoạn nguyên khởi này thì ngôi chùa chỉ là một cái khám nhỏ nhắn ngay cả một người chui không lọt.
Theo thời gian cho đến năm Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng tương truyền kể lại thì có một cơn bão làm bật mái chùa. Chính vì điều này thì đã làm cho kẻ gian dỡ phần còn lại chỉ để lại dấu tích các hố cột như chôn trên mỏm đá mà thôi.
Cho đến thời điểm vào mùa Đông 1930, người xưa kể lại có bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa đã tái tạo và phục dựng lại chùa Đồng linh thiêng bằng bê tông cốt đồng để trên một hòn đá vuông vắn và lại như cao quá đầu người ở vị trí chùa Đồng cũ.
Tục truyền rằng, xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật chính là Yên Tử ngày nay.
Bài văn khấn chùa Đồng Yên Tử
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật. chư vị Bồ Tát. chư Hiền Thánh Tăng. Hộ pháp Thiện thần. Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày……. tháng…… năm. ……(Âm lịch)
Tín chủ con là. …….Ngụ tại. ……………….
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ.
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ. Thiên nhãn. Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn. linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được. ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Khi lên Yên Tử, mọi người cần chú ý trong cả văn hóa ứng xử giữa người với người, giữ gìn ngay cả trong lời ăn tiếng nói, hành động.
- Lễ: khi sắm lễ dâng hương tại chùa, đặc biệt là đất Phật Yên Tử, bạn chỉ nên chọn các loại lễ ngọt chay tịnh như hương, hoa, quả, oản, xôi, bánh kẹo… tuyệt đối không mang lễ mặm như thịt mồi, giò, chả, thịt trâu…
- Không nên sắm sửa vàng tiền âm phủ khi đi cúng Phật tại chùa.
- Trang phục lịch sự, kín đáo khi lên chùa. Nên chọn các loại giày chuyên leo núi, giày thể thao chắc chắn vì đường lên núi rất khó đi, không chọn các loại giày mềm, cao gót khi đi Yên Tử.
- Không vất rác bừa bãi, giữ gìn cảnh quan chùa sạch – đẹp.
Bài viết đã cung cấp thêm thông tin cần thiết cho độc giả về bài văn khấn Chùa Đồng Yên Tử hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức cho độc giả để hiểu hơn về văn hóa tâm linh của người Việt.